Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, công ty có thể quyết định giải thể. Nghĩa là không tiến hành hoạt động nữa. Tuy nhiên, khi giải thể công ty, bạn cần thực hiện đúng theo thủ tục của pháp luật; về doanh nghiệp quy định. Thủ tục giải thể công ty có thể có liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức; cá nhân khác nhau tuỳ trường hợp nhất định. Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu rõ hơn về “Các bước giải thể công ty đơn giản nhất”; qua bài phân tích pháp lý sau đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020
- Nghị định 01/2021
Các bước giải thể công ty
Để tiến hành giải thể công ty, công ty phải tiến hành đồng thời nhiều thủ tục nhất định. Những thủ tục này phải được tiến hành theo điều lệ công ty; tuy nhiên cũng phải thoả mãn theo quy định của pháp luật. Quá trình giải thể công ty có liên quan đến nhiều cơ quan nhà nước: cơ quan đăng ký kinh doanh; cơ quan thuế, môi trường,… Đồng thời liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân khác: ngân hàng; người lao động, chủ nợ,…
Chính vì vậy, việc thực hiện đúng thủ tục; quy trình sẽ giúp công ty tiến hành giải thể nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Các bước làm thủ tục giải thể công ty
Việc giải thể doanh nghiệp được tiến hành theo những quy định của Luật Doanh nghiệp 2020; được tiến hành qua các bước như sau:
Bước 1: Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp.
Đối với các công ty TNHH hai thành viên trở lên; công ty hợp danh, công ty cổ phần phải tiến hành hợp hội đồng thành viên; và tiến hành biểu quyết và đưa ra quyết định giải thể.
Đối với công ty TNHH một thành viên thì chủ sở hữu công ty sẽ tiến hành đưa ra quyết định; và chuẩn bị hồ sơ gửi đến cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ
Sau khi có quyết định, biên bản họp hội đồng thành viên để giải thể; thì công ty tiến hành chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để giải thể.
Bước 3: Thông báo tình trạng doanh nghiệp.
Bước 4: Gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến các cơ quan có thẩm quyền.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Bạn cần tiến hành thủ tục tiếp theo là gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
Hiện nay, bạn có thể đăng ký giải thể doanh nghiệp thông qua công điện tử thông tin quốc gia; về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 5: Thanh toán các khoản nợ. Thứ tự ưu tiên thanh toán các khoản nợ được quy định như sau:
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động; theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
- Nợ thuế;
- Các khoản nợ khác.
Bước 5: Gửi Hồ sơ giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
Giải thể doanh nghiệp trong trường hợp Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án được thực hiện theo điều 209 Luật doanh nghiệp.
Giải thể công ty cần những thủ tục gì?
Giải thể công ty là thủ tục mà không công ty nào muốn. Tuy nhiên, mỗi công ty nếu tiến hành giải thể cần tiến hành thủ tục nhất định theo pháp luật. Thủ tục giải thể công ty gồm nhiều thủ tục khác nhau và còn tuỳ vào loại hình doanh nghiệp sẽ có thể có những thủ tục riêng. Nhưng có thể gộp lại bao gồm các thủ tục cơ bản như sau:
Thứ nhất, Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên; công ty cổ phần, công ty hợp danh thì phải tiến hành họp hội đồng thành viên để đưa ra quyết định có giải thể hay không. Còn đối với công ty TNHH 1 thành viên; doanh nghiệp tư nhân thì chỉ cần chủ sở hữu quyết định giải thể công ty là được.
Lưu ý: khi họp hội đồng thành viên cần lập thành biên bản cuộc họp; và biên bản này sẽ được gửi kèm theo những giấy tờ khác trong hồ sơ nộp doanh nghiệp.
Thứ hai, Thủ tục chuẩn bị hồ sơ nộp cơ quan có thẩm quyền
Thứ ba, thủ tục thanh toán nợ đối với người lao động, cơ quan thuế, chủ nợ khác nếu công ty có nợ.
Thứ tư, Thủ tục thông báo giải thể với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giải thể của công ty.
Thứ năm, Gửi đầy đủ hồ sơ giải thể đến cơ quan có thẩm quyền. Bạn có thể gửi hồ sơ điện tử đến cơ quan có thẩm quyền qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh.
Thứ sau, Nhận kết quả chấp nhận giải thể từ cơ quan có thẩm quyền trực tiếp/hoặc thông qua cổng thông tin điện tử.
Thứ bảy, nộp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan có thẩm quyền đăng ký từ đầu cho cơ quan của bạn.
Lưu ý khi giải thể công ty
Khi giải thể công ty bạn cần lưu ý một số nội dung sau:
Thứ nhất, quy trình chuẩn bị hồ sơ giải thể phải thật thận trọng, đầy đủ.
Thứ hai, phải hoàn thành nghĩa vụ nợ đối với người lao động, cơ quan thuế, ngân hàng và các chủ nợ khác nếu có.
Thứ ba, ngưng mọi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Thứ tư, quá trình nộp hồ sơ phải đúng thủ tục để tiết kiệm thời gian, chi phí. Đặc biệt, lưu ý hơn về thủ tục nộp hồ sơ qua mạng.
Trên đây là tư vấn của Luật Bravolaw về vấn đề “Các bước giải thể công ty đơn giản nhất”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết. Vui lòng liên hệ ngay số điện thoại: 1900 6296 để được giải đáp thắc mắc.
Bạn đang xem Các bước giải thể công ty đơn giản nhanh nhất hoặc Cac buoc giai the cong ty don gian nhanh nhat trong Thành Lập Công Ty