Thành lập công ty là thủ tục bắt buộc để khai sinh doanh nghiệp hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện hành. Có nhiều loại hình công ty như công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh,… Tùy theo từng loại hình mà thủ tục thành lập có một số điểm khác nhau nhất định.
Thành lập công ty là gì?
Theo góc độ kinh tế, thành lập công ty là việc tạo lập, thành lập nên 1 tổ chức kinh doanh khi hội tụ đầy đủ các điều kiện như: trụ sở, nhân lực, vật lực, dây truyền sản xuất, nhà xưởng, vốn…
Theo góc độ pháp lý, thành lập doanh nghiệp, công ty là một thủ tục pháp lý mà cá nhân, tổ chức phải thực hiện tại cơ quan NN có thẩm quyền.
Công ty được thành thành lập hợp pháp sẽ được Nhà nước công nhận về mặt pháp luật, được pháp luật bảo vệ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Có quyền kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm
Các bước thành lập công ty theo luật doanh nghiệp mới nhất năm 2021
Theo Luật doanh nghiệp mới nhất năm 2021, các bước thành lập công ty được tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Tùy thuộc vào loại hình công ty mà hồ sơ thành lập công ty sẽ khác nhau. Về cơ bản, hồ sơ thành lập sẽ bao gồm các tài liệu sau:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
+ Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
+ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:
– Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực;
– Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
+ Quyết định góp vốn, Văn bản cử đại diện theo ủy quyền đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn sẽ tiến hành nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trong vòng 03 ngày làm việc từ khi hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ cần bổ sung, chỉnh sửa, chuyên viên sẽ hướng dẫn bạn thực hiện chỉnh sửa.
Bước 4: Khắc con dấu
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì doanh nghiệp tự khắc con dấu, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty. Do dó, công ty không phải đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như trước đây. Đây cũng là một điểm rất mới của Luật Doanh nghiệp 2020 nhưng cũng là điểm lo ngại của nhiều doanh nghiệp trong vấn đề tự quản lý và sử dụng dấu của doanh nghiệp không có sự giám sát từ phía cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến con dấu.
Dịch vụ luật sư hỗ trợ thành lập công ty tại Luật Bravolaw
Luật Bravolaw là Văn phòng luật sư có nhiều năm kinh nghiệm, chuyên tư vấn và thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty cho khách hàng. Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:
– Tư vấn các quy định của Luật doanh nghiệp liên quan đến việc thành lập công ty;
– Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty theo từng loại hình doanh nghiệp;
– Tiến hành thủ tục thành lập công ty tại sở kế hoạch và đầu tư;
– Khắc dấu pháp nhân và công bố mẫu dấu qua mạng đăng ký kinh doanh;
– Đăng bố cáo thành lập mới trên mạng đăng ký kinh doanh quốc gia;
– Tư vấn các dịch vụ sau thành lập bao gồm: Dịch vụ chữ ký số, Kê khai thuế qua mạng; Dịch vụ mở tài khoản ngân hàng; Dịch vụ đặt in hóa đơn; và các dịch vụ khác.
– Cung cấp biểu mẫu hồ sơ nội bộ miễn phí qua Email (thư điện tử).
Trên đây là nội dung tư vấn sơ lược về các bước thành lập công ty theo luật doanh nghiệp mới nhất năm 2021. Khi tiến hành trên thực tế, sẽ có một số điểm khác biệt nhất định, đòi hỏi bạn phải có kiến thức pháp lý để xử lý kịp thời. Để được tư vấn thêm, hãy liên hệ 1900 6296 để nhận được tư vấn từ chúng tôi.
Bạn đang xem Các bước thành lập công ty theo luật doanh nghiệp mới nhất năm 2021 hoặc Cac buoc thanh lap cong ty theo luat doanh nghiep moi nhat nam 2021 trong Thành Lập Công Ty