thay doi dang ky kinh doanh, dang ky kinh doanh, giai the doanh nghiep

Home » Thành Lập Công Ty » Các ví dụ về các loại hình doanh nghiệp Việt Nam

Các ví dụ về các loại hình doanh nghiệp Việt Nam

Thị trường Việt Nam là thị trường trẻ, đầy tiềm năng. Với chính sách mở cửa kinh tế, hiện tại thị trường Việt Nam vẫn đang phát triển không ngừng. Pháp luật cũng tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể đầu tư phát triển mọi mặt. Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu một số các ví dụ về các loại hình doanh nghiệp Việt Nam để nắm rõ hơn về vấn đề này.

Các ví dụ về các loại hình doanh nghiệp Việt Nam

Doanh nghiệp tư nhân

Ví dụ về các loại hình doanh nghiệp Việt Nam không thể bỏ qua loại hình doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Cũng vì đặc điểm này, doanh nghiệp tư nhân chưa đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật để trở thành pháp nhân hoàn chỉnh. Doanh nghiệp tư nhân có thể xem là tài sản riêng của chủ sở hữu doanh nghiệp. Vì vậy, Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân do không có tư cách pháp nhân dẫn đến không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Công ty trách nhiệm hữu hạn

Hiện tại, theo các quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn được chia thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên.

Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Trong khi đó, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50 và Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020.

Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không được phép phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần mang những được đặc điểm được quy định cụ thể tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

“1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.”

2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.”

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp đặc biệt trong các loại hình doanh nghiệp hiện hành. Theo định nghĩa tại Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó:

“a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.”

Trên đây là ví dụ về các loại hình doanh nghiệp hiện hành theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ được điều chỉnh riêng biệt và cụ thể, để đảm bảo đầy đủ và chính xác hơn thì doanh nghiệp còn có thể liên hệ với Luật Bravolaw để biết chi tiết hơn hoặc khách hàng cần giải đáp về dịch vụ thành lập công ty quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo HOTLINE: 1900 6296 để được giải đáp miễn phí.

Rate this post
Bạn đang xem Các ví dụ về các loại hình doanh nghiệp Việt Nam hoặc Cac vi du ve cac loai hinh doanh nghiep Viet Nam trong Thành Lập Công Ty

Gửi bình luận

Copyright © 2013-2024 · Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty · All Rights Reserved · RSS · SiteMap