Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty

Cách mở công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Để có thể tiến hành kinh doanh lâu dài và hợp pháp, bạn cần cân nhắc và chọn mở công ty có loại hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu phát triển của mình. Trong các loại hình doanh nghiệp hiện tại, phổ biến nhất có thể nhắc đến đó là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu thêm về loại hình doanh nghiệp này cũng như cách mở công ty trong bài viết dưới đây.

Có nên mở công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên?

Trước khi tìm hiểu cách thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, bạn cần nắm được một số đặc điểm riêng biệt của loại hình doanh nghiệp này. Theo quy định tại Điều 73 Luật Doanh nghiệp 2020 (Luật DN), công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thực tế chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình dựa trên số vốn điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp, vì vậy, sau khi thành lập thành công theo quy định của pháp luật, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ có tư cách pháp nhân riêng của mình. Một điểm cần được lưu ý nữa đối với loại hình doanh nghiệp này, đó là không được quyền phát hành cổ phần.

Nhìn chung, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là loại hình doanh nghiệp thường dùng cho những cá nhân, tổ chức muốn sở hữu doanh nghiệp của riêng mình, có toàn quyền chi phối và quyết định các hoạt động của công ty, nhưng vẫn đảm bảo được về vấn đề pháp nhân cũng như chịu trách nhiệm hữu hạn chứ không phải vô hạn.

Thủ tục mở công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Bạn có thể tham khảo cách thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sau khi xác định mình sẽ kinh doanh theo loại hình này. Bước đầu, bạn phải chuẩn bị được các giấy tờ cơ bản theo quy định tại Điều 22 Luật DN bao gồm:

Sau đó, tùy thuộc vào từng loại ngành nghề mà bạn muốn kinh doanh, có thể bạn sẽ phải tiếp tục chuẩn bị một số các giấy tờ khác để hoàn tất việc đăng ký kinh doanh của mình. Chi tiết hơn nữa về tư vấn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, bạn có thể trực tiếp trao đổi với đội ngũ luật sư của Luật Bravolaw theo Hotline: 1900 6296.

Rate this post
Exit mobile version