thay doi dang ky kinh doanh, dang ky kinh doanh, giai the doanh nghiep

Home » Thành Lập Công Ty » Điều kiện thành lập hộ kinh doanh theo quy định?

Điều kiện thành lập hộ kinh doanh theo quy định?

Thành lập hộ kinh doanh hộ cá thể đang ngày càng phổ biến do đây là mô hình được sử dụng rộng rãi bởi nhiều hộ gia đình, cá nhân. Chính vì vậy, nhằm hỗ trợ mọi người tìm hiểu điều kiện thành lập hộ kinh doanh theo quy định?, Luật Bravolaw xin cung cấp bài tư vấn dưới đây về những quy định cần thiết khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

Điều kiện thành lập hộ kinh doanh theo quy định?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hiện nay, pháp luật nước ta chưa có quy định cụ thể về khái niệm hộ kinh doanh. Tuy nhiên , theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP có thể hiểu về khái niệm hộ kinh doanh như sau

  • Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
  • Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh

Thứ nhất, hộ kinh doanh do một cá nhân; một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ

  • Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ thì hộ kinh doanh thuộc sở hữu của một chủ là cá nhân và cá nhân chủ hộ kinh doanh có toàn quyền quyết định đối với hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh (giống như chủ doanh nghiệp tư nhân).
  • Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ thì hộ kinh doanh thuộc sở hữu của nhiều chủ. Hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh do các thành viên trong nhóm hoặc các thành viên trong hộ gia đình quyết định. Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người đại diện cho nhóm hoặc hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài.

Thứ hai, hộ kinh doanh thường kinh doanh với quy mô kinh doanh nhỏ

  • Về quy mô kinh doanh có một địa điểm kinh doanh sử dụng không quá 10 lao động
  • So với doanh nghiệp thì hộ kinh doanh có quy mô kinh doanh nhỏ. Hộ kinh doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định. khác với hộ kinh doanh các doanh nghiệp ngoài trụ sở chính có thể mở các chi nhánh, văn phòng đại diện….
  • Hộ kinh doanh cũng có những đạc điểm khác với hộ gia đình sản xuất nông lâm, ngư nghiệp, làm muối và nhũng người bán hàng rong. Có nghĩa là kinh doanh sẽ là nghề nghiệp chính và thường xuyên có thu nhập chính từ hoạt động kinh doanh nên hộ kinh doanh vẫn phải đăng ký kinh doanh.

Thứ ba, chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh

  • Bản chất của trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của hộ kinh doanh cũng giống như trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân. Nếu tài sản kinh doanh không đủ để trả nợ thì hộ kinh doanh phải lấy tài sản không đầu tư vào hộ kinh doanh để trả nợ.
  • Cách thức thanh toán nợ khi doanh nghiệp tư nhân mất khả năng thanh toán nợ có thể thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản nhưng hộ kinh doanh chỉ có thể đòi và thanh toán nợ theo trình tự giải quyết đòi nợ trong vụ án dân sự mà không vi phạm điều chỉnh của pháp luật phá sản.
  • Nếu hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ thì tất cả các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của hộ kinh doanh.
  • Nếu hộ kinh doanh do một hộ gia đình làm chủ thì tất cả các thành viên trong hộ gia đình phải liên đới chịu trách nhiệm.

Điều kiện thành lập hộ kinh doanh

  • Chủ thể thành lập hộ kinh doanh phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ và các hộ gia đình. Khác với quyền thành lập doanh nghiệp thì người nước ngoài không có quyền thành lập hộ kinh doanh.
  • Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp có sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
  • Hộ kinh doanh phải kinh doanh những ngành, nghề không bị cấm kinh doanh. Ngành, nghề bị cấm kinh doanh có thể thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia và cam kết của Việt Nam với quốc tế về mở cửa thị trường đầu tư kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh phải chuẩn bị vốn tài sản vì hộ kinh doanh được thành lập với nghề nghiệp là kinh doanh nên bắt buộc phải có tài sản ban đầu
  • Điều kiện về tên của hộ kinh doanh. Tên của hộ kinh doanh phải bao gồm hai thành tố là loại hình hộ kinh doanh và tên riêng của hộ kinh doanh. Tên riêng được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt có thể kèm theo chữ số, kí hiệu.
  • Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh. Tên riêng của hộ kinh doanh không dược trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.

Nguyên tắc áp dụng trong đăng ký hộ kinh doanh

Nguyên tắc áp dụng trong đăng ký hộ kinh doanh được quy định tại Điều 84 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP. Cụ thể

  • Hộ kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh tự kê khai hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của người thành lập hộ kinh doanh, hộ kinh doanh.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân trong hộ kinh doanh với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác.
  • Chủ hộ kinh doanh có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ”Điều kiện thành lập hộ kinh doanh theo quy định?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp, vui lòng liên hệ Zalo và Hotline. Bên cạnh đó, Quý khách hàng cần sử dụng dịch vụ thành lập công ty hãy gọi cho Luật Bravolaw.

Rate this post
Bạn đang xem Điều kiện thành lập hộ kinh doanh theo quy định? hoặc dieu kien thanh lap ho kinh doanh theo quy dinh? trong Thành Lập Công Ty

Gửi bình luận

Copyright © 2013-2024 · Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty · All Rights Reserved · RSS · SiteMap