thay doi dang ky kinh doanh, dang ky kinh doanh, giai the doanh nghiep

Home » Thành Lập Công Ty » Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm những nội dung gì?

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm những nội dung gì?

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm những gì là câu hỏi mà nhiều chủ doanh nghiệp mới thành lập công ty quan tâm nhất. Để trả lời cho câu hỏi trên, Luật Bravolaw sẽ chia sẻ chi tiết vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!.

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm những nội dung gì?

Các yêu cầu khi thành lập địa điểm kinh doanh cần biết

Khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần nắm được các điều sau:

  • Tên địa điểm kinh doanh, chi nhánh, văn phòng, trụ sở chính phải bắt đầu bằng các chữ cái tiếng Việt. Hoặc bằng các ký hiệu, chữ số và chữ cái F, J, Z, W.
  • Có thể sử dụng tên tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài làm tên địa điểm kinh doanh.
  • Tên địa điểm kinh doanh không được chứa cụm “doanh nghiệp”, “công ty” trong tên riêng.
  • Địa điểm kinh doanh không bắt buộc phải đăng ký tại trụ sở chính. Có thể đặt tại nơi khác, cùng hoặc khác tỉnh với trụ sở chính.
  • Ngành nghề kinh doanh không thể hiện trong giấy đăng ký địa điểm kinh doanh.

Các giấy tờ cụ thể khi làm hồ sơ

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm các loại giấy tờ dưới đây:

  • 01 tờ giấy thông báo về thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 01 CCCD/CMND/hộ chiếu (bản sao).
  • 01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của DN.
  • Tờ khai thông tin đầy đủ người nộp hồ sơ.
  • 01 giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ.

Thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh yêu cầu gì?

Cách nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Sau thành chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, bạn có 2 cách để nộp hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh.

Cách 1: Nạp trực tiếp tại văn phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư. Nơi mà doanh nghiệp có trụ sở đặt tại.

Cách 2: Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh online qua mạng.

  • Bước 1: Nộp hồ sơ bằng phương thức: Tài khoản đăng ký doanh nghiệp hoặc Chữ ký số công cộng.
  • Bước 2: Chọn loại hình đăng ký: Thành lập mới/đơn vị trực thuộc.
  • Bước 3: Chọn loại hình đăng ký, sau đó nhập thông tin doanh nghiệp, đơn vị chủ quản.
  • Bước 4: Chọn loại tài liệu đăng tải (hình ảnh hoặc file scan).
  • Bước 5: Kiểm tra lại thông tin. Cuối cùng ký chữ ký điện tử và nộp hồ sơ để hoàn tất.

Thời gian nộp

Trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành kiểm tra và gửi phản hồi. Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy đăng ký địa điểm kinh doanh. Đồng thời cập nhật thông tin lên cơ sở dữ liệu quốc gia và địa điểm doanh nghiệp. Nếu hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với địa điểm kinh doanh cần bổ sung, điều chỉnh, phòng đăng ký kinh doanh sẽ báo với người nộp hồ sơ.

Chủ đề trao đổi liên quan khi thành lập địa điểm kinh doanh

Đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh vào thời gian nào là hợp lý?

Khi doanh nghiệp có nhu cầu mở thêm chi nhánh, cửa hàng, có thêm địa điểm kinh doanh… thì cần đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh. Trong vòng 10 ngày làm việc, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đăng ký và chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh.

Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh có được không?

Câu trả lời là có. Theo Nghị Định mới số 108/2018/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh có thể cùng hoặc khác tỉnh với trụ sở chính của doanh nghiệp.

Địa điểm kinh doanh có phải đóng thuế cho Nhà nước hay không?

Có. 1.000.000 đồng/năm là thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm.

Trên đây là toàn bộ thông tin về hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh mà chúng tôi đã tổng hợp. Bravolaw hy vọng sẽ giúp bạn nắm rõ quy trình, thủ tục khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh. Cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ 1900 6296 nhé!.

Rate this post
Bạn đang xem Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm những nội dung gì? hoặc Ho so thanh lap dia diem kinh doanh gom nhung noi dung gi? trong Thành Lập Công Ty

Gửi bình luận

Copyright © 2013-2024 · Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty · All Rights Reserved · RSS · SiteMap