thay doi dang ky kinh doanh, dang ky kinh doanh, giai the doanh nghiep

Home » Thành Lập Công Ty » Nên thành lập công ty Cổ phần hay TNHH?

Nên thành lập công ty Cổ phần hay TNHH?

Nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh? Hai loại hình doanh nghiệp này có những ưu điểm hay nhược điểm gì? Bài viết sau Luật Bravolaw sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên một cách chi tiết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Nên thành lập công ty Cổ phần hay TNHH?

Nên thành lập công ty cổ phần hay TNHH?

Thực tế thì vấn đề nên thành lập công ty cổ phần hay TNHH khi kinh doanh tùy thuộc vào khá nhiều yếu tố như:

– Số lượng thành viên: Số lượng thành viên công ty sẽ quyết định đến loại hình công ty bạn có thể thành lập. Ví dụ, nếu thành lập côn ty cổ phần thì cần tối thiểu 3 cổ đông, nếu thành lập công ty tnhh 1 thành viện thì cần 1 thành viên, nhưn nếu là công ty tnhh 2 thành viên trở lên thì cần tối thiểu 2 thành viên

– Mong muốn của doanh nghiệp: Tùy vào mong muốn của chủ doanh nghiệp muốn chọn loại hình công ty cổ phần hay trách nhiệm hữu hạn thì bạn có thể đăng ký thành lập công ty có loại hình đó.

– Quy định ngành nghề: Nếu bạn đăng ký kinh doanh ngành nghề có yêu cầu về loại hình doanh nghiệp thì phải chọn loại hình công ty phù hợp đúng với quy định của ngành nghề đó.

Ưu điểm, nhược điểm của công ty TNHH và công ty cổ phần

Để giúp bạn biết mình nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh thì sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những ưu điểm, hạn chế của cả 2 loại hình này, giúp bạn có cái nhìn tổng quan, từ đó có thể đưa ra lựa chọn phù hợp

Ưu, nhược điểm của công ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phù hợp với hầu hết các công ty và ngành nghề kinh doanh nhưng nó cũng có những yêu cầu riêng cần đáp ứng mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Sau đây là những ưu điểm, nhược điểm khi thành lập công ty cổ phần để giúp bạn hiểu hơn về loại hình này.

Ưu điểm của công ty cổ phần:

  • Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập nên mang tính ổn định rất cao. Nếu trường hợp có 1 cổ đông rút vốn hay phá sản thì công ty cổ phần vẫn có thể tiếp tục hoạt động mà không bị ảnh hưởng.
  • Đối với công ty cổ phần, các cổ đông cũng chỉ cần cịu trách nhiệm cụ thể về tài sản và các khoản nợ tương đương với số vốn góp, cổ phần sở hữu nên tính rủi ro cho cổ đông là rất thấp.
  • Công ty cổ phần có thể tiến hành phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động nguồn vốn cho việc phát triển công ty.
  • Việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông trong công ty có thể tiến hành một cách tự do và dễ dàng sau khi công ty hoạt động trên 3 năm.
  • Vốn điều lệ của công ty cổ phần có thể thay đổi bằng cách cho công ty phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vón đầu từ vào công ty.
  • Số lượng cổ đông của công ty cổ phần không giới hạn, do vậy, doanh nghiệp có thể nhận nhiều nguồn đầu tư từ nhiều cổ đông khác nhau.

Nhược điểm của công ty cổ phần

  • Công ty cổ phần phải có tối thiểu 3 cổ đông mới có thể thành lập công ty.
  • Số lượng công ty không giới hạn, nên một số trường hợp công ty có quá nhiều cổ đông, ảnh hưởng đến việc quản lý, điều hành công ty.
  • Một số ngành nghề kinh doanh không được thành lập công ty cổ phần, tức là sẽ bị giới hạn về ngành nghề đăng ký kinh doanh.
  • Do tính chất công khai, bất cứ đối tượng nào đều có thể trở thành cổ đông nên vấn đề bảo mật không tốt.

Ưu điểm, nhược điểm của công ty TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn là một trong những loại hình công ty rất phổ biến và được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn làm loại hình cho công ty mình. Công ty TNHH có tư cách pháp nhân từ ngày có giấy phép hoạt động kinh doanh.

Trong loại hình TNHH lại có 2 phương thức khác nhau, đó là công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên. Mỗi loại có ưu điểm cũng như hạn chế riêng, bạn hãy tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn để làm loại hình cho doanh nghiệp mình.

Công ty TNHH một thành viên:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty do một người sở hữu.

Ưu điểm:

  • Công ty TNHH 1 thành viên chỉ có một chủ sở hữu, do vậy, chủ công ty có thể quyết định mọi vấn đề, hoạt động của công ty mà không cần thông qua ý kiến của bất cứ ai.
  • Công ty TNHH chỉ cần chịu trách nhiệm về khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn góp của công ty do công ty có tư cách pháp nhân. Việc này giúp tránh được rủi ro liên quan đến tài sản.

Nhược điểm:

  • Công ty TNHH 1 thành viên chỉ có 1 thành viên là chủ sở hữu công ty, dó đó, đôi khi sẽ có hạn chế về vốn.
  • Ngoài ra, loại hình này không thể phát hành cổ phiếu, hạn chế khi huy động vốn đầu tư.
  • Nếu công ty TNHH một thành viên muốn thực hiện huy động vốn thì cần tiến hành làm thủ tục chuyển đổi loại hình công ty để tiếp nhận vốn góp từ tổ chức, cá nhân liên quan.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là loại hình công ty có tối thiểu 2 thành viên góp vốn

Ưu điểm:

  • Các thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên chỉ cần chịu trách nhiệm về khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn góp. Điều này giúp hạn chế tối đa rủi ro cho chủ đầu tư.
  • Chỉ cần có 2 thành viên tiến hành góp vốn là đã có thể mở công ty TNHH 2 thành viên.
  • Số lượng các thành viên của công ty TNHH không nhiều, nên rất dễ quản lý.
  • Việc chuyển nhượng vốn góp của các thành viên phải có sự đồng ý của các thành viên khác và phải ưu tiên chuyển nhượng cho những thành viên trong công ty trước. Việc này giúp hạn chế người lạ sở hữu vốn của công ty, giúp công ty kiểm soát chặt chẽ vốn góp và người góp vốn.
  • Công ty TNHH không bị giới hạn về ngành nghề kinh doanh.

Nhược điểm:

  • Số lượng thành viên góp vốn vào công ty TNHH 2 thành viên trở lên tối đa là 50 người. Số lượng thành viên bị hạn chế.
  • Công ty TNHH 2 thành viên cũng không được tiến hành phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi về vấn đề nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh sẽ hữu ích với bạn.  Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến Luật Bravolaw theo số 1900 6296 để được hỗ trợ.

Rate this post
Bạn đang xem Nên thành lập công ty Cổ phần hay TNHH? hoặc Nen thanh lap cong ty Co phan hay TNHH? trong Thành Lập Công Ty

Gửi bình luận

Copyright © 2013-2024 · Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty · All Rights Reserved · RSS · SiteMap