Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty

Những quy định thành lập công ty TNHH theo quy định pháp luật

Công ty trách nhiệm hữu hạn thường viết tắt là Công ty TNHH, là một trong các loại hình doanh nghiệp phổ biển ở nước ta. Ngày càng nhiều người lựa chọn mô hình này để thành lập công ty vì những ưu điểm nổi bật về cơ cấu tổ chức, khả năng huy động vốn, trách nhiệm của chủ sở hữu công ty. Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu về quy định thành lập công ty TNHH qua bài viết dưới đây.

Quy định thành lập công ty TNHH

Công ty TNHH bao gồm hai loại hình: Công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên, trong đó:

Chủ sở hữu, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn, tài sản đã cam kết khi thành lập doanh nghiệp, không liên quan đến tài sản cá nhân.

Công ty TNHH không được phát hành cổ phiếu, không được tham gia thị trường chứng khoán dẫn đến khả năng huy động vốn thấp.

Cùng tìm hiểu quy định thành lập công ty TNHH mới nhất qua những điều kiện sau:

Điều kiện về chủ sở hữu công ty TNHH

Người thành lập hay chủ sở hữu công ty TNHH có thể là cá nhân hoặc tổ chức trong và ngoài nước.

Đối với người nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài, tùy vào hình thức đầu tư sẽ cần đáp ứng những điều kiện khác nhau.

Cá nhân làm chủ sở hữu công ty TNHH phải đủ tuổi thành niên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc trường hợp pháp luật cấm như đang trong thời gian thi hành án, tâm thần.

Về bằng cấp, tuy pháp luật không quy định cụ thể khi thành lập công ty nhưng với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, người thành lập phải đảm bảo đáp ứng đủ các yêu cầu về bằng cấp và các điều kiện các mà ngành nghề đó quy định.

Chủ sở hữu phải góp đầy đủ số vốn và các loại tài sản như đã cam kết trong vòng 90 ngày. Nếu không, chủ sở hữu phải làm hồ sơ điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn góp và tài sản thực tế trong vòng 30 ngày;

Nếu cá nhân là cán bộ, công nhân viên chức chỉ có thể thành lập công ty TNHH sau khi về hưu.

Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý công ty TNHH tại Việt Nam:

Quy định thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Những đối tượng không đáp ứng điều kiện thành lập công ty TNHH 1 thành viên: cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cá nhân tổ chức làm việc trong quân đội, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự…

Tên công ty phải đặt theo quy tắc: loại hình doanh nghiệp + tên riêng. Bên cạnh đó, cần phải sử dụng các tên công ty không bị trùng hoặc tương tự với những tên đã đặt trước, từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc…

Trụ sở chính công ty TNHH một thành viên bắt buộc phải đặt trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam và phải được xác định thật cụ thể từ số nhà, hẻm/ngách/ngõ, quận/huyện, tỉnh…

Lưu ý: Không đăng ký trụ sở chính công ty tại tòa nhà không có chức năng kinh doanh làm văn phòng như tòa nhà chung cư, khu tập thể cũ..vv. Do đó, trước khi ký hợp đồng thuê nhà, khách hàng cần kiểm tra chi tiết xem tòa nhà dự định thuê cho chức năng kinh doanh văn phòng hay không?

Vốn điều lệ, vốn pháp định: Các công ty muốn thành lập phải có vốn điều lệ. Số vốn điều lệ là bao nhiêu phụ thuộc vào chính bản thân mỗi cá nhân, tổ chức thành lập. Trong khi đó, vốn pháp định chỉ bắt buộc đối với một số ngành nghề nhất định.

Không được kinh doanh các ngành nghề pháp luật cấm kinh doanh (kinh doanh vũ khí, đạn dược, chất nổ, ma túy, mại dâm, hóa chất…). Nếu doanh nghiệp lựa chọn các ngành nghề có điều kiện về chứng chỉ hành nghề (dịch vụ pháp lý, khám chữa bệnh…) hoặc điều kiện khác thì bắt buộc tuân thủ tuyệt đối các điều kiện đó trước khi tiến hành kinh doanh nếu không muốn bị xử phạt.

Quy định thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

+ Nếu chủ sở hữu là cá nhân phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 điều 18 Luật Doanh Nghiệp 2014 và không thuộc các trường hợp cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 18.

+ Nếu chủ sở hữu là tổ chức thì tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân hội tụ đầy đủ 4 điều kiện sau: phải được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản độc lập đó; Nhân danh mình tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Ưu nhược điểm của công ty TNHH

Ưu điểm của công ty TNHH

Nhược điểm của công ty TNHH

Quy định về tăng giảm vốn Công ty TNHH

Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Trên đây là tư vấn của Luật Bravolaw muốn gửi chia sẻ tới quý khách hàng. Chúng tôi hi vọng giúp được bạn trong quá trình thực hiện. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn về các vấn đề liên quan vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 để được giải đáp nhé

Rate this post
Exit mobile version