thay doi dang ky kinh doanh, dang ky kinh doanh, giai the doanh nghiep

Home » Dịch vụ Thay Đổi Đăng Ký Kinh Doanh Công ty » Phân Biệt Tạm Ngừng Kinh Doanh Và Giải Thể Doanh Nghiệp

Phân Biệt Tạm Ngừng Kinh Doanh Và Giải Thể Doanh Nghiệp

Khi nhắc tới tạm ngừng và giải thể nhiều quý doanh nghiệp đang còn không nắm rõ về 2 hình thức này. Chính vì thế bài viết hôm nay Luật Bravolaw sẽ chia sẻ Phân Biệt Tạm Ngừng Kinh Doanh Và Giải Thể Doanh Nghiệp theo luật doanh nghiệp 2020.

Phân Biệt Tạm Ngừng Kinh Doanh Và Giải Thể Doanh Nghiệp

Căn cứ pháp lý

– Luật doanh nghiệp 2020

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp

1. Giải thể doanh nghiệp là gì? Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Lúc này, doanh nghiệp vẫn tồn tại nhưng không được phép ký hợp đồng, xuất hóa đơn hay bất cứ hoạt động kinh doanh phát sinh giao dịch nào khác. Thời gian mỗi lần tạm ngừng theo luật định tối đa là 01 năm và được gia hạn thêm 01 năm tiếp theo.
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Giải thể doanh nghiệp là việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động theo ý chí của doanh nghiệp hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trước khi giải thể doanh nghiệp phải đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp đó.

2. Phân biệt giải thể doanh nghiệp và tạm ngừng kinh doanh

Thứ nhất, về các trường hợp giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động

  • Các trường hợp giải thể doanh nghiệp: Khoản 1 Điều 207 Luật doanh nghiệp quy định về các trường hợp giải thể doanh nghiệp như sau:

–  Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

–  Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

–  Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

–  Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

  • Các trường hợp tạm ngừng kinh doanh: Điều 206 Luật doanh nghiệp quy định về các trường hợp tạm ngừng hoạt động kinh doanh như sau:

–  Theo quyết định của doanh nghiệp

–  Theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện về kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường,…

Thứ hai, về hậu quả pháp lý khi thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp và tạm ngừng kinh doanh

  • Hậu quả pháp lý khi thực hiện thủ tục giải thể: Khi thực hiện giải thể thì doanh nghiệp sẽ chấm dứt sự tồn tại sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp đó.
  • Hậu quả pháp lý khi thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh: Tạm ngừng kinh doanh không làm chấm dứt hoàn toàn hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tạm ngừng kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định, hết thời hạn đó, doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động bình thường.

Thứ ba, về thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp và tạm ngừng kinh doanh

  • Thủ tục giải thể doanh nghiệp: Thủ tục giải thể doanh nghiệp phức tạp và tốn rất nhiều thời gian so với việc tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp. Bởi lẽ, doanh nghiệp phải thực hiện thanh toán hết các khoản nợ và hoàn tất các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trước khi chấm dứt sự tồn tại. Trước khi giải thể, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đóng mã số thuế tại cơ quan thuế quản lý và thông báo lên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia về tình trạng doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục giải thể.
  • Thủ tục tạm ngừng kinh doanh: Thủ tục tạm ngừng tương đối đơn giản hơn so với việc giải thể doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần Thông báo về việc tạm ngừng hoạt động lên Cơ quan Đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu tạm ngừng hoạt động.

Dịch vụ của chúng tôi: Dịch vụ tạm ngừng hoạt động kinh doanh trọn gói

Nói chung, việc giải thể doanh nghiệp hay tạm ngừng kinh doanh đều khiến doanh nghiệp không thể tiếp tục thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu như tạm ngừng hoạt động khiến doanh nghiệp ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định thì giải thể sẽ khiến cho doanh nghiệp chấm dứt luôn sự hoạt động.

Trên đây là những đặc điểm khác biệt về giải thể doanh nghiệp và tạm ngừng kinh doanh. Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ với Luật Bravolaw theo Hotline: 1900 6296 để được tư vấn và hỗ trợ.

Rate this post
Bạn đang xem Phân Biệt Tạm Ngừng Kinh Doanh Và Giải Thể Doanh Nghiệp hoặc Phan Biet Tam Ngung Kinh Doanh Va Giai The Doanh Nghiep trong Dịch vụ Thay Đổi Đăng Ký Kinh Doanh Công ty

Gửi bình luận

Copyright © 2013-2024 · Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty · All Rights Reserved · RSS · SiteMap