Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty

5 quy định thành lập doanh nghiệp nhất định phải biết

Khi mới thành lập doanh nghiệp ngoài việc chuẩn bị các vấn đề về ý tưởng kinh doanh, vốn, nhân sự, công nghệ,… những người chủ doanh nghiệp cũng phải đặt mối quan tâm tới các quy định thành lập doanh nghiệp để có thể thực hiện theo pháp luật, đưa doanh nghiệp ra thị trường đúng kế hoạch một cách suôn sẻ nhất. Bài viết dưới đây Luật Bravolaw sẽ đưa ra 5 quy định cần lưu ý trong việc lựa chọn những thông tin quan trọng sẽ theo suốt doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, cũng như phân tích quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp một cách chi tiết.

Quy định về chủ thể thành lập doanh nghiệp

Trong các bộ luật có quy định tất cả các cá nhân, tổ chức đều có thể thành lập doanh nghiệp trừ những trường hợp sau đây:

Quy định về ngành nghề đăng ký doanh nghiệp

Cụ thể, phân tích quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp. Có 5 điều kiện cần quan tâm như sau:

1. Điều kiện về kinh doanh ngành nghề có điều kiện theo quy định

Với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chủ thể thành lập cần phải đáp ứng được những quy định thành lập doanh nghiệp được ghi trong luật kinh doanh.

2. Điều kiện kinh doanh ngành nghề không bị cấm

Luật pháp trao quyền tự do kinh doanh cho các cá nhân, tổ chức thực hiện kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

3. Điều kiện kinh doanh ngành nghề không có điều kiện

Những ngành kinh doanh không có điều kiện ví dụ như : đăng ký mở cửa hàng quần áo, mở quán cafe, kinh doanh rượu,…

4. Điều kiện kinh doanh ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định

Đối với trường hợp này thì có một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp, mức vốn sẽ được quy ước ở mức tối thiểu theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh.

Ví dụ như: Kinh doanh dịch vụ hàng không, kinh doanh dịch vụ lữ hành, kinh doanh dịch vụ bảo vệ,… Tùy theo mỗi ngành nghề sẽ có mức vốn pháp định khác nhau.

5. Điều kiện kinh doanh ngành nghề có chứng chỉ

Ví dụ như: Thành lập công ty luật cần phải có ít nhất 2 thành viên là luật sư, có chứng chỉ hành nghề và đã hoạt động trong ngành ít nhất 2 năm,… hoặc 1 số ngành nghề khác khi đăng ký thành lập công ty xây dựng, kinh doanh dịch vụ pháp lý.

Lưu ý đăng ký ngành nghề kinh doanh đối với doanh nghiệp mới

Trong hoạt động sản xuất công ty có ý định muốn mở rộng mô hình kinh doanh và phát triển sang các loại ngành nghề khác thì phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh vào Giấy đăng ký kinh doanh.

1. Hồ sơ thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh:

-Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

-Biên bản về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, nếu loại hình công ty là công ty TNHH hoặc công ty cổ phẩn.

-Tài liệu liên quan khác như: vốn điều lệ, chứng chỉ kinh doanh nếu ngành nghề kinh doanh mới có điều kiện.

2. Thời hạn thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh:

Trong vòng 10 ngày kể từ khi có sự thay đổi về ngành nghề kinh doanh thì người đại diện pháp luật của doanh nghiệp phải thực hiện thông báo thay đổi nội dung đăng ký.

Quy định về tên doanh nghiệp

Quy định về trụ sở chính

Trong luật doanh nghiệp quy định trụ sở công ty phải có địa chỉ rõ ràng số nhà, tên đường, tên hẻm, phường, xã, quận, huyện,… Với trường hợp nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc tên đường thì làm công văn có xác nhận của địa phương và kẹp vào hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Trụ sở của công ty không được đặt tại chung cư, nhà tập thể để đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy và lợi ích cho những hộ gia đình sinh sống tại đây

Đối với một số ngành nghề kinh doanh sẽ có quy định thành lập doanh nghiệp riêng. Ví dụ như: phòng hát (karaoke) phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên; ngành nghề chế biến, sản xuất, nuôi trồng,… không được đặt trụ sở trong trung tâm thành phố, khu dân cư;…

Quy định thành lập doanh nghiệp về hồ sơ

Trong luật Doanh nghiệp có quy định thành lập doanh nghiệp về hồ sơ phải đầy đủ các văn bản, giấy tờ được quy định trong khoản 15, điều 4. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh mà hồ sơ của các doanh nghiệp sẽ khác nhau.

Người thành lập phải chịu trách nhiệm về tính xác thực các thông tin được kê khai trong hồ sơ. Cơ quan quản lý chỉ có trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ.

Lưu ý khi thay đổi người đại diện pháp luật của doanh nghiệp

Việc thay đổi người đại diện pháp luật khá quan trọng, ảnh hưởng đến định hướng phát triển của doanh nghiệp, các hoạt động kinh doanh thương mại, ảnh hưởng đến đăng ký kinh doanh. Khi thay đổi người đại diện, theo quy định thành lập doanh nghiệp cần lưu ý:

Hồ sơ – Thủ tục đăng ký thay đổi người đại diện pháp luật

Hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện pháp luật cần tuân thủ luật doanh nghiệp. Dưới đây là những giấy tờ quan trọng cần cung cấp:

  1. Bản sao thông tin, giấy tờ cá nhân của người đại diện pháp luật mới ( còn hạn).
  2. Bản gốc chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  3. Thông báo thay đổi người đại diện đã được thông qua của doanh nghiệp cùng biên bản và quyết định đi kèm.
  4. Chứng nhận thông báo về thông tin thuế, tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và người đại diện pháp luật mới.
  5. Giấy ủy quyền của cơ quan luật thực hiện các thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là một số quy định thành lập doanh nghiệp được tóm tắt lại theo luật Doanh nghiệp 2020. Cần tư vấn thành lập công ty miễn phí hay giải đáp mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 1900 6296 để nhân được tư vấn và giải đáp.

Rate this post
Exit mobile version