thay doi dang ky kinh doanh, dang ky kinh doanh, giai the doanh nghiep

Home » Thành Lập Công Ty » Quy định về cách đặt tên khi thành lập công ty

Quy định về cách đặt tên khi thành lập công ty

Nếu bạn đang có ý định thành lập công ty thì cần lưu ý quy định về cách đặt tên cho công ty vì nó rất quan trọng. Tên công ty là hình ảnh, đồng thời là tài sản tạo nên thương hiệu của công ty, giúp khách hàng nhận diện được đâu là sản phẩm của mình, đâu là sản phẩm của đối thủ, qua đó có thể tìm kiếm dễ dàng và chính xác, thúc đẩy công việc kinh doanh phát triển. Việc đặt tên công ty không phải tùy thích mà phải tuân theo các quy định của pháp luật. Do đó, bạn cần chú ý khi đặt tên tránh sai phạm, nhầm lẫn, và tranh chấp phát sinh về sau. Luật Bravolaw xin giới thiệu một số quy định về đặt tên công ty giúp các bạn tham khảo và hiểu rõ hơn.

Quy định về cách đặt tên khi thành lập công ty

Quy định về cách đặt tên

1. Trong thành lập công ty, việc đặt tên công ty phải theo quy định của pháp luật, tên công ty phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:

  • Loại hình công ty (như Công ty TNHH, Công ty Cổ Phần,…)
  • Tên riêng.

Ví dụ: Công ty TNHH Tư vấn và Luât Khánh Phong, trong đó loại hình công ty là: “Công ty TNHH”, còn tên riêng là “Đại lý thuế Công Minh”.

2. Tên công ty phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên công ty phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do công ty phát hành.

Những điều cấm khi đặt tên công ty

  • Nghiêm cấm đặt trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của những công ty đã đăng ký trước đó.
  • Nghiêm cấm đặt trùng tên với tên của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Nghiêm cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp

  • Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
  • Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
  • Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp tại cơ sở của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Quy định về tên trùng và tên gây nhầm lẫn:

1. Tên trùng là tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

2. Những trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:

  • Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”;
  • Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bằng các từ “miền bắc”, “miền nam”, “miền trung”, “miền tây”, “miền đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký.

Như vậy Luật Bravolaw đã giới thiệu đến quý khách hàng một số kinh nghiệm quy định về cách đặt tên khi thành lập công ty theo quy định mới nhất hiện nay. Qúy khách hàng cần tư vấn thành lập công ty, thay đổi giấy phép kinh doanh có thể liên hệ theo số 1900 6296 để được hỗ trợ thêm về lĩnh vực doanh nghiệp.

Rate this post
Bạn đang xem Quy định về cách đặt tên khi thành lập công ty hoặc Quy dinh ve cach dat ten khi thanh lap cong ty trong Thành Lập Công Ty

Gửi bình luận

Copyright © 2013-2024 · Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty · All Rights Reserved · RSS · SiteMap