thay doi dang ky kinh doanh, dang ky kinh doanh, giai the doanh nghiep

Home » Dịch vụ Thay Đổi Đăng Ký Kinh Doanh Công ty » Quy trình thành lập hộ kinh doanh cá thể theo quy định 2023

Quy trình thành lập hộ kinh doanh cá thể theo quy định 2023

Thành lập hộ kinh doanh cá thể là một lựa chọn phổ biến đối với cá nhân, gia đình muốn kinh doanh quy mô nhỏ. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể theo quy định tương đối phức tạp. Nhiều người khi tiếp xúc với các thủ tục đăng ký cảm thấy lúng túng và rắc rối. Vì vậy, Luật Bravolaw xin đưa ra quy trình thành lập hộ kinh doanh cá thể theo quy định 2023 qua bài viết dưới đây.

Quy trình thành lập hộ kinh doanh cá thể theo quy định 2023

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP
  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Thông tư 85/2019/TT-BTC

Đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể

Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP định nghĩa về hộ kinh doanh như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.”

Đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh không được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020. Hộ kinh doanh và doanh nghiệp đều được coi là các tổ chức kinh tế, thực hiện các hoạt động thương mại, tuy nhiên hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp.

Theo quy định Chương VIII Nghị định 01/2021/NĐ-CP, có thể rút ra một số đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể như sau:

– Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân như đa phần các loại hình doanh nghiệp khác;

– Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là hộ gia đình hoặc cá nhân, nhưng các thành viên của hộ kinh doanh đều là người Việt Nam;

– Hộ kinh doanh được phép kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải đăng ký một địa điểm làm trụ sở chính;

– Hộ kinh doanh không bị giới hạn việc sử dụng lao động

– Hộ kinh doanh có thể thuê người quản lý hoạt động kinh doanh.

– Hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế sau: Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân, Lệ phí môn bài.

– Hộ kinh doanh không được phép sử dụng hoá đơn đỏ (hoá đơn VAT)

Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể

Theo khoản 1 Điều 82 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh chỉ được cấp cho hộ kinh doanh đáp ứng các điều kiện:

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

– Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này, cụ thể:

+ Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: cụm từ “Hộ kinh doanh” và Tên riêng của hộ kinh doanh.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

+ Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

+ Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

+ Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

– Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;

– Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

Quy trình thành lập hộ kinh doanh cá thể

Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm các giấy tờ sau:

  1. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  2. Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;
  3. Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng).

Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì cần thêm các giấy tờ sau:

  1. Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình;
  2. Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;
  3. Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh;
  4. Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);
  5. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có).

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể

Thành lập hộ kinh doanh cá thể sẽ được thực hiện theo các bước sau:

Các bước thành lập hộ kinh doanh cá thể

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cho việc thành lập hộ kinh doanh cá thể

– Đơn đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể (theo mẫu)

– Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

– Hợp đồng thuê nhà làm trụ sở kinh doanh hộ cá thể kèm theo Giấy tờ nhà (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) – Áp dụng trong trường hợp đi thuê trụ sở

– Hợp đồng ủy quyền (nếu có)

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh tại cơ quan đăng ký

Quý khách hàng trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ủy quyền cho các cá nhân, tổ chức nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc văn phòng UBND cấp quận/huyện nơi đăng ký trụ sở chính của hộ kinh doanh cá thể

Bước 3: Theo dõi tình trạng hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Chuyên viên theo dõi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu thuộc ngành nghề cần kiểm tra theo qui định), yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu chưa đầy đủ hợp lệ.

Bước 4: Đợi thông báo, kết quả đăng ký hộ kinh doanh từ cơ quan chức năng

Chuyên viên xử lý hồ sơ, trình lãnh đạo phòng ký chuyển lãnh đạo UBND cấp huyện ký và chuyển Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả để trả cho hộ kinh doanh.

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận thành lập hộ kinh doanh cá thể

Đại diện hộ kinh doanh sẽ nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký, đăng ký kê khai thuế với cơ quan thuế và đi vào hoạt động kinh doanh.

Phí thành lập hộ kinh doanh cá thể

Theo quy định của Thông tư 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì:

“Lệ phí đăng ký kinh doanh là khoản thu khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã).”

Mức lệ phí này sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí. Thường mức lệ phí đối với thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể là 100.000 đồng/lần.

Trên đây là bài viết tư vấn về của Luật Bravolaw về chủ đề trên. Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn thành lập công ty miễn phí của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!, Chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Rate this post
Bạn đang xem Quy trình thành lập hộ kinh doanh cá thể theo quy định 2023 hoặc Quy trinh thanh lap ho kinh doanh ca the theo quy dinh 2023 trong Dịch vụ Thay Đổi Đăng Ký Kinh Doanh Công ty

Gửi bình luận

Copyright © 2013-2024 · Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty · All Rights Reserved · RSS · SiteMap