Để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, để đưa công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên đi vào hoạt động, bạn phải thực hiện đầy đủ các thủ tục. Bài viết dưới đây sẽ Luật Bravolaw sẽ hướng dẫn cho bạn thành lập công ty TNHH 1 thành viên như thế nào? trong bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT
Công ty TNHH 1 thành viên là gì?
Công ty TNHH 1 thành viên được định nghĩa: “Công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.” (căn cứ theo Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020).
Ưu điểm
- Rủi ro thấp cho thành lập công ty tnhh1 vì đây là loại hình trách nhiệm hữu hạn nên đại diện chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phần vốn góp vào công ty, không liên quan gì tới tài sản cá nhân;
- Được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn dễ dàng hơn so với doanh nghiệp tư nhân;
- Có tư cách pháp nhân;
- Không bị hạn chế quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp.
Chuẩn bị thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Thành lập công ty TNHH 1 thành viên cần nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ đến phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thành phần hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Theo quy định tại Điều 21 Luật Doanh nghiệp 2020, hồ sơ đăng ký công ty TNHH 1 thành viên yêu cầu các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty.
- Giấy tờ pháp lý chứng thực cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân;
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Sau khi nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền, trong thời hạn 03 ngày làm việc bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Quy trình, các bước thực hiển để thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Bước 1. Cá nhân, tổ chức soạn một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ nêu trên và nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa – Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt trụ sở sau khi đã nộp phí, lệ phí theo quy định.
Bước 2. Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh khi nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.
Bước 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4. Doanh nghiệp Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký quốc gia sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nội dung công báo bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Bước 5: Tự khắc dấu và sử dụng mà không cần thông báo mẫu con dấu với Phòng đăng ký kinh doanh.
Ưu nhược điểm của thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Ưu điểm của thành lập công ty TNHH 1 thành viên
- Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn và chủ sở hữu, đây được xem là ưu điểm nổi bật khi kết hợp được những ưu điểm lớn của loại hình doanh nghiệp tư nhân ( toàn quyền quyết định) và công ty TNHH ( chỉ chịu trách nhiệm trên phạm vi vốn).
- Chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Không cần tìm kiếm thành viên, một cá nhân hoàn toàn có quyền tự thành lập một công ty.
- Số lượng thành viên công ty trách nhiệm HH thường hạn chế và các thành viên là người quen biết, có quan hệ gần gũi, nên việc quản lý, điều hành công ty sẽ dễ dàng hơn.
- Quy định về vấn đề chuyển nhượng vốn quy định chặt chẽ. Nhà đầu tư dễ kiểm soát nên cá nhân tổ chức có thể tách vốn, đầu tư thêm lĩnh vực khác.
- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
Nhược điểm của thành lập công ty TNHH 1 thành viên
- Do chế độ trách nhiệm hữu hạn chỉ chịu trách nhiệm giới hạn bằng số vốn góp của thành viên nên uy tín của công ty trước đối tác cũng phần nào bị ảnh hưởng, việc vay vốn đối với ngân hàng cũng gặp khó khăn. Khi huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu. Khi huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty Cổ phần.
- Là công ty trách nhiệm hữu hạn nên luôn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là loại hình doanh nghiệp khác.
- Chủ sở hữu Công ty TNHH 1 thành viên không được rút vốn trực tiếp. Mà phải bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
Trên đây là tư vấn của Luật Bravolaw về thành lập công ty TNHH 1 thành viên như thế nào muốn gửi tới quý khách hàng. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của chúng tôi hãy liên hệ hotline: 1900 6296 nhé
Bạn đang xem Thành lập công ty TNHH 1 thành viên như thế nào hoặc Thanh lap cong ty TNHH 1 thanh vien nhu the nao trong Thành Lập Công Ty