thay doi dang ky kinh doanh, dang ky kinh doanh, giai the doanh nghiep

Home » Thành Lập Công Ty » Thủ tục cần thiết sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Thủ tục cần thiết sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cần phải có những thủ tục cần thiết nào? Có phải bạn đang đau đầu vì các vấn đề như tài sản cố định, công nợ, hàng hóa phải giải quyết như thế nào? Về vấn đề công nợ, tài sản cố định theo luật qui định thì các cá thể kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân phải cam kết chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn trước khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Thủ tục cần thiết sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Muốn hiểu rõ và chi tiết hơn về các thủ tục cần phải có sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mời bạn tham khảo thông tin ở bài viết sau đây của Luật Bravolaw nhé.

Hồ sơ theo Quy định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp bao gồm:

Sau khi đã hoàn tất các thủ tục đăng kí chuyển đổi loại hình kinh doanh của công ty, bạn nên tiến hành thủ tục thực hiện xin cấp đối con dấu và chuẩn bị công văn, giấy tờ thông báo đến các cơ quan quản lý thuế vê việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của mình.

Theo qui định tại nghị định số 43 và Thông tư chính phủ 14/2010/TT-BKH, thủ tục hồ sơ pháp lý cần thiết sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sẽ bao gồm

Chuyển đổi từ DNTN sang loại hình Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên.

  • Giấy đề nghị chuyển đổi doanh nghiệp (Mẫu quy định).
  • Điều lệ công ty TNHH hai thành viên.
  • Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế, thời hạn thanh toán; danh sách người lao động hiện có; danh sách các hợp đồng chưa thanh lý.
  • Danh sách thành viên (Mẫu quy định).
  • Bản sao hợp lệ một số giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của các thành viên, người đại diện theo pháp luật: CMND hoặc hộ chiếu.
  • Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn.
  • Văn bản thỏa thuận với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó.
  • Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thỏa thuận giữa chủ doanh nghiệp tư nhân và các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
  • Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của DNTN.

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH (Cty Trách Nhiệm Hữu Hạn) sang công ty Cổ phần.

  • Giấy đề nghị chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (mẫu quy định).
  • Quyết định của Hội đồng thành viên về việc chuyển đổi loại hình công ty (do Chủ tịch hội đồng thành viên ký).
  • Bản sao y nội bộ Biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (có chữ ký của các thành viên dự họp).
  • Điều lệ công ty Cổ phần có chữ ký của các cổ đông.
  • Danh sách cổ đông sáng lập hoặc cổ đông phổ thông (mẫu quy định) và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của cổ đông, người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật.
  • Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH.

Cuối cùng sau khi hoàn tất đầy đủ các thủ tục sau khi quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, bạn cũng nên phải tiến hành thực hiện thủ tục cấp đối con dấu và thực hiện công văn nhằm thông váo đến các cơ quan quản lý thuế về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của công ty mình.

Lưu ý, trong quá trình chuyển đổi loại hình doanh nghiệp bạn cần phải có sự thỏa thuận của các thành viên Công ty TNHH (sau là Cổ đông sang lập Công ty Cổ phần) với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó. Biên bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thỏa thuận giữa chủ doanh nghiệp tư nhân và các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

Trên đây là những chia sẻ thủ tục cần thiết sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hiện nay của Luật Bravolaw. Cần tư vấn vui lòng nhấc máy lên gọi cho chúng tôi qua Hotline: 1900 6296 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

Rate this post
Bạn đang xem Thủ tục cần thiết sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc Thu tuc can thiet sau khi chuyen doi loai hinh doanh nghiep trong Thành Lập Công Ty

Gửi bình luận

Copyright © 2013-2024 · Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty · All Rights Reserved · RSS · SiteMap