Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty

Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành Công ty cổ phần như thế nào?

Hộ kinh doanh cá thể là một hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, quy mô vốn thấp dành cho các cá nhân, hộ gia đình. Sau thời gian hoạt động, nhiều người muốn chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu phát triển. Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành Công ty cổ phần đang là một xu hướng trong thời gian gần đây. Xoay quanh vấn đề này, Hôm nay, Luật Bravolaw tìm hiểu thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành Công ty cổ phần như thế nào? trong bài viết dưới đây nhé!.

Căn cứ pháp lý

Vì sao nên chuyển đổi hộ kinh doanh thành Công ty cổ phần?

Doanh nghiệp bạn nên chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành Công ty cổ phần. Vì Công ty cổ phần có những lợi thế sau:

1. Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn nên mức độ rủi ro không cao. Cổ đông có thể dễ dàng tự do chuyển nhượng, mua bán; thừa kế cổ phần thông qua việc bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

2. Quy mô hoạt động lớn, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa; thuận lợi khi mở rộng kinh doanh.

3. Cơ cấu vốn, khả năng huy động vốn cao thông qua phát hành cổ phiếu. Đây là ưu điểm nổi bật của loại hình doanh nghiệp này so với các loại hình khác.

4. Công ty có tính độc lập cao giữa quản lý và sở hữu. Vì vậy việc quản lý sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

5. Mọi quyết định trong việc kinh doanh được thu thập ý kiến của các cổ đông. Việc này tạo sự minh bạch trong quản lý, điều hành.

Ưu đãi của thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành Công ty cổ phần

Hiện nay theo số liệu của Tổng cục thống kê thì nhà nước đang tồn tại khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể. Mô hình hộ kinh doanh cá thể luôn tồn tại độc lập và nhỏ lẻ theo hình thức hộ gia đình nên chính phủ rất muốn định hướng rõ ràng để chuyển đổi. Hoặc làm cách nào đó khiến hộ kinh doanh trở thành những doanh nghiệp để dễ dàng trong công tác quản lý. Vì vậy, sau khi thực hiện thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành Công ty cổ phần thì hộ kinh doanh có được rất nhiều ưu đãi. Cụ thể là:

Trình tự, thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành Công ty cổ phần

Hồ sơ chuyển đổi

1. Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

2. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế.

3. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu.

4. Dự thảo điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của cổ đông sáng lập là cá nhân; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức).

5. Danh sách cổ đông sáng lập.

6. Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường (đối với doanh nghiệp xã hội).

7. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

8. Trường hợp không phải chủ sở hữu của doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:

Kèm theo văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp (không bắt buộc phải công chứng, chứng thực).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Trình tự thực hiện

Bước 1

Nộp hồ sơ

Có 02 cách thức để nộp hồ sơ, cụ thể:

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Cách 2: Đăng ký qua mạng tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn) bằng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh (đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phải đăng ký qua mạng).

Bước 2

Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Bước 3

Nhận kết quả

Khi nhận kết quả, người đại diện theo pháp luật mang giấy biên nhận giải quyết hồ sơ; nếu không phải là người đại diện theo pháp luật thì người được ủy quyền phải mang văn bản ủy quyền và nộp bản sao hợp lệ một trong các loại giấy tờ sau:

Trên đây là tư vấn của Luật Bravolaw Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành Công ty cổ phần như thế nào? Mong rằng bài viết trên có ích cho bạn trong công việc! Nếu quý khách có nhu cầu nhận tư vấn và sử dụng dịch vụ thành lập công ty trọn gói của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến Hotline: 1900 6296 để được tư vấn và sử dụng dịch vụ.

Rate this post
Exit mobile version