thay doi dang ky kinh doanh, dang ky kinh doanh, giai the doanh nghiep

Home » Thành Lập Công Ty » Thủ tục sáp nhập đối với công ty TNHH

Thủ tục sáp nhập đối với công ty TNHH

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu các doanh nghiệp cảm thấy có nhu cầu cần phải tổ chức lại doanh nghiệp thì có thể chọn các phương thức tổ chức theo quy định của pháp luật. Công ty trách nhiệm hữu hạn không phải là một ngoại lệ, cùng tìm hiểu về thủ tục sáp nhập đối với công ty TNHH thông qua bài viết dưới đây của Luật Bravolaw nhé!

Thủ tục sáp nhập đối với công ty TNHH

Tiến hành thủ tục sáp nhập doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì?

Khi thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), bạn có thể chuẩn bị các hồ sơ theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 (Luật DN) bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập.
  • Hợp đồng sáp nhập;
  • Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;
  • Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên sở hữu trên 65% vốn điều lệ của công ty TNHH bị sáp nhập.

Ngoài những giấy tờ trên, tất nhiên không thể thiếu các giấy tờ chứng minh nhân thân của các thành viên trực tiếp liên quan đến việc sáp nhập công ty TNHH.

Hậu quả pháp lý của việc sáp nhập doanh nghiệp

Xét theo định nghĩa về hoạt động sáp nhập doanh nghiệp theo khoản 1 Điều 195 Luật DN: “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”. Có thể thấy rõ hậu quả pháp lý của hoạt động này chính là chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập, đồng thời dẫn đến thay đổi lớn đối với công ty nhận sáp nhập.

Theo hướng dẫn tại Điều 61 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập có 3 điểm lưu ý như sau:

  • Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày các công ty nhận sáp nhập được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính thực hiện chấm dứt tồn tại đối với các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện việc chấm dứt tồn tại chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty bị sáp nhập trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính công ty nhận sáp nhập, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập gửi thông tin cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty bị sáp nhập để thực hiện chấm dứt tồn tại đối với công ty bị sáp nhập trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Bravolaw về chủ để thủ tục sáp nhập đối với công ty TNHH. Nếu bạn cần được tư vấn kỹ hơn về vấn đề sáp nhập doanh nghiệp đối với công ty TNHH, bạn có thể để lại câu hỏi ngay dưới bài viết này hoặc trực tiếp liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài: 1900 6296 nhé.

Rate this post
Bạn đang xem Thủ tục sáp nhập đối với công ty TNHH hoặc Thu tuc sap nhap doi voi cong ty TNHH trong Thành Lập Công Ty

Gửi bình luận

Copyright © 2013-2024 · Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty · All Rights Reserved · RSS · SiteMap