Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty

Thủ tục sau khi thay đổi giấy phép kinh doanh

Thủ tục sau khi thay đổi giấy phép kinh doanh mới nhất giúp Quý khách hàng tránh được các rủi ro không đáng có. Khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp bao gồm thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh (Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới) và thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh (Được cấp giấy xác nhận) .

Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp bao gồm các trường hợp sau:

– Thay đổi tên doanh nghiệp

– Thay đổi địa chỉ trụ sở chính

– Thay đổi thành viên công ty TNHH, thành viên hợp danh công ty hợp danh

– Thay đổi người đại diện theo pháp luật

– Thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty TNHH 1TV

– Thay đổi vốn điều lệ của công ty, tỷ lệ vốn góp

– Thay đổi thông tin đã đăng ký của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh

Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp bao gồm các trường hợp sau:

– Thay đổi ngành, nghề kinh doanh

– Thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân

– Thay đổi người đại diện theo ủy quyền của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có chủ sở hữu là tổ chức

– Thay đổi thông tin cổ đông sáng lập công ty cổ phần

– Thay đổi thông tin cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài

– Thay đổi thông tin về người quản lý doanh nghiệp

– Thay đổi thông tin đăng ký thuế

Lưu ý: Nếu nội dung thay đổi bao gồm các trường hợp thuộc Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và Thông báo thay đổi thì chọn: Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề, do đó, cần lưu ý các thủ tục sau khi thay đổi giấy phép để đảm bảo cho doanh nghiệp được hoạt động bình thường và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra.

Điều kiện thay đổi giấy phép kinh doanh

Doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện như sau:

Các trường hợp không được thay đổi giấy phép kinh doanh

Doanh nghiệp không được thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau:

Các bước thay đổi giấy phép kinh doanh

Để thay đổi giấy phép kinh doanh qua mạng người thành lập doanh nghiệp bắt buộc phải có tài khoản đăng ký kinh doanh mới có thể làm hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanhThay đổi giấy phép kinh doanh qua mạng được tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp cũng tiến hành soạn 1 bộ hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh theo quy định.

Bước 2: Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo phương thức sau đây:

– Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;

– Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;

– Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)

Bước 3: Doanh nghiệp theo dõi Email phản hồi từ Phòng đăng ký kinh doanh. Theo quy định sau từ 1 – 3 ngày làm việc sẽ nhận được thông báo phản hồi Hồ sơ qua Email.

– Nếu hồ sơ hợp lệ, người thành lập doanh nghiệp mang biên nhận đến Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả hoặc có thể đăng ký nhận qua đường bửu chính.

– Nếu hồ sơ bị yêu cầu bổ sung, người thành lập doanh nghiệp bổ sung theo hướng dẫn và Scan nộp lại đến khi nhận được thông báo hồ sơ hợp lệ thì làm như trên.

Bước 4: Sau khi tiếp nhận yêu cầu nhận kết quả của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới trực tiếp hoăc qua đường bưu chính.

Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh mới, doanh nghiệp tiến hành các thủ tục tiếp theo tương ứng với các trường hợp thay đổi giấy phép như sau:

Thủ tục sau khi thay đổi giấy phép kinh doanh

Thủ tục sau khi thay đổi tên doanh nghiệp

Sau khi thay đổi tên của doanh nghiệp trên giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục pháp lý sau:

Lưu ý:

– Đối với hóa đơn giấy, doanh nghiệp gửi thông báo điều chỉnh thông tin hóa đơn lên cơ quan thuế và sau đó công ty khắc dấu vuông đóng vào những hóa đơn chưa sử dụng.

– Đối với hóa đơn điện tử, doanh nghiệp gửi thông báo điều chỉnh thông tin hóa đơn lên cơ quan thuế và sau đó thông báo nhà mạng hóa đơn điều chỉnh lại tên mới

– Trường hợp doanh nghiệp không muốn tiếp tục dùng số hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng thì thực hiện hủy các số hóa đơn chưa sử dụng và thực hiện thông báo phát hành hóa đơn mới theo quy định.

Lưu ý: Đối với những tài sản liên quan đến đất đai, khi doanh nghiệp thay đổi tên đồng thời phải thực hiện các thủ tục đổi tên phức tạp, có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. Do đó, trong những trường hợp này, doanh nghiệp nên hạn chế việc đổi tên.

Thủ tục sau khi thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp

Trụ sở chính của doanh nghiệp là nơi liên lạc của doanh nghiệp, là nơi tiếp nhận các thông báo của cơ quan thuế. Do đó, sau khi thực hiện thủ tục thay đổi trụ sở, doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện các thủ tục sau để thống nhất địa chỉ trụ sở với các giấy tờ của công ty:

Thủ tục sau khi thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân dại diện cho doanh nghiệp thực các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp. Do đó, khi sau thay đổi người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục sau để đảo bảo cho hoạt động kinh doanh:

Thủ tục sau khi thay đổi ngành nghề kinh doanh

Sau khi thay đổi ngành nghề kinh doanh, đối với những ngành nghề kinh doanh không có điều kiện thì khi có thay đổi, doanh nghiệp tiến hành kinh doanh ngành nghề mới và thực hiện thủ tục thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

Sau khi thay đổi ngành nghề kinh doanh, đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì sau khi thay đổi ngành nghề, doanh nghiệp cần lưu đáp ứng đầy đủ các diều kiện trước khi kinh doanh.

Thủ tục sau khi thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp

Lưu ý: Pháp luật chỉ quy định các doanh nghiệp không được thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp (Nghị định 222/2013/NĐ-CP). Đối với thành viên công ty là cá nhân tuy không bị cấm thực hiện góp vốn, chuyển nhượng bằng tiền mặt nhưng nên thực hiện theo hình thức chuyển khoản để tránh rủi ro.

Thủ tục sau khi thay đổi nội dung đã đăng ký của địa điểm kinh doanh/ chi nhánh/ Văn phòng đại diện

Như vậy, khi thực hiện thủ tục sau khi thay đổi giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý liên quan để bảo đảm tốt nhất quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tránh gây nhầm lần cho đối tác, bạn hàng làm mất uy tín, giảm sút lợi nhuận kinh doanh.

Sau khi tham khảo bài viết trên mà bạn vẫn còn thắc mắc cần giải đáp, hãy để lại bình luận ở khung bên dưới hoặc liên hệ theo số 1900 6296 với Luật Bravolaw để được hỗ trợ nhanh nhất.

Rate this post
Exit mobile version