Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa

Thành lập doanh nghiệp không phải đơn giản nhưng điều đó là bắt buộc khi muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh với các loại hình doanh nghiệp này. Nếu bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp Thanh Hoá hãy xem bài viết này của Luật Bravolaw để hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa nhé.

Căn cứ pháp luật.

Tại sao nên thành lập doanh nghiệp?

Lý do quan trọng nhất là bời vi pháp luật bắt buộc phải đăng ký kinh doanh! Tuy nhiên việc thành lập cũng sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc để bạn an tâm tiến hành kinh doanh, cụ thể.

Đàng hoàng: Việc kinh doanh được thực hiện đăng ký là thể hiện sự hợp pháp trong hoạt động. Đây chính là cơ sở để xây dựng niềm tin với đối tác

Tự tin: Khi giao kết hợp đồng với tư cách một pháp nhân, chủ động xuất trình được hóa đơn khi có yêu cầu

Quy trình: Công ty sẽ có cơ cấu và quản lý chặt chẽ. Điều này đảm bảo quyền lợi tốt nhất khi điều hành, nhân rộng, huy động.

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Theo quy định luật doanh nghiệp 2020, có bốn loại hình doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần.

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Điều lệ công ty theo Luật doanh nghiệp 2020.

Danh sách thành viên công ty hợp danh.

Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Điều lệ công ty theo Luật doanh nghiệp 2020.

Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn.

Bản sao các giấy tờ sau đây:

Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Điều lệ công ty theo Luật doanh nghiệp 2020.

Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần ; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

Bản sao các giấy tờ sau đây:

Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ.

Tùy từng loại hình doanh nghiệp mà các bạn lựa chọn sẽ sử dụng một trong bốn bộ hồ sơ mà chúng tôi đã đưa ra phần trên.

Cần lưu ý, với giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ bao gồm một số nội dung chính sau:

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ, đó là:

Đăng ký kinh doanh trực tiếp: Bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh.

Đăng ký kinh doanh qua mạng thông tin điện tử: Bạn nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Địa chỉ tại: https://dangkykinhdoanh.gov.vn) . Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ, bạn sẽ phải trực tiếp ra bộ phận “một cửa” nộp lại bản giấy (bản cứng) đã scan khi nộp qua mạng. Tuy nhiên, hình thức này tương đối phức tạp, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng và kiến thức về đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh.

Sau khi nộp xong hồ sơ, Bạn sẽ nhận được một tờ giấy biên nhận hồ sơ. Thời gian giải quyết hồ sơ thông thường sẽ là 03 ngày làm việc.

Những công việc cần làm sau khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Nhận kết quả:

Sau khi nộp hồ sơ, theo lịch trên giấy hẹn, bạn quay trở lại bộ phận “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Sẽ có hai tình huống có thể xảy ra:

Hồ sơ hợp lệ: Bạn nhận kết quả là Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp và thông báo về cơ quan thuế quản lý
Hồ sơ không hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ có văn bản hướng dẫn bạn sửa đổi hồ sơ sao cho phù hợp với quy định cảu pháp luật. Bạn thực hiện sửa đổi bổ sung hồ sơ theo hướng dẫn này rồi nộp lại hồ sơ.

Công bố nội dung đăng ký thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Nội dung công bố gồm:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Ngành, nghề kinh doanh;

Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).

Câu hỏi thường gặp.

Tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp là gì?

Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.

Mã số doanh nghiệp là gì?

Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.

Điều kiện doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
– Tên của doanh nghiệp hợp lệ.
– Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
– Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Với những chia sẻ trên đây Luật Bravolaw hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc! Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn thành lập công ty miễn phí của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!.

Rate this post
Exit mobile version