thay doi dang ky kinh doanh, dang ky kinh doanh, giai the doanh nghiep

Home » Dịch vụ Thay Đổi Đăng Ký Kinh Doanh Công ty » Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh như thế nào?

Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh như thế nào?

Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp không tránh khỏi việc thay đổi thông tin doanh nghiệp. Lý do thay đổi có thể là thay đổi tên công ty, địa chỉ trụ sở, vốn điều lệ,… Việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp cần phải tiến hành các thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh công ty. Vậy thay đổi đăng ký kinh doanh công ty là gì? Thay đổi đăng ký kinh doanh công ty gồm những nội dung gì? Hồ sơ thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh công ty như thế nào? Hãy cùng Luật Bravolaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020

Thay đổi đăng ký kinh doanh là gì?

Về khái niệm, đăng ký kinh doanh được hiểu là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của chủ thể kinh doanh.

Theo Điều 30 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thay đổi đăng ký kinh doanh là việc doanh nghiệp tiến hành thay đổi các thông tin có trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, việc thay đổi này của doanh nghiệp cần phải làm hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh công ty và nộp hồ sơ thông báo tới sở kế hoạch và đầu tư. Thời hạn là trong 10 ngày kể từ ngày thay đổi để doanh nghiệp được xác nhận thay đổi thông tin và được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.

Doanh nghiệp sau khi có quyết định thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh và đã được thông qua trong nội bộ. Sau đó cần tiến hành thực hiện thủ tục thông báo thay đổi đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn tối thiểu 10 ngày kể từ ngày doanh nghiệp có thay đổi.

Doanh nghiệp phải thay đổi đăng ký kinh doanh trong trường hợp nào?

Các trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh công ty theo quy định của pháp luật bao gồm:

  • Thay đổi tên công ty, loại hình doanh nghiệp
  • Thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  • Thay đổi thông tin về: website, email, số điện thoại, fax
  • Thay đổi thông tin người đại diện pháp luật (nếu nhiều người đại diện theo pháp luật thì sẽ thể hiện toàn bộ người đại diện) riêng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể hiện nội dung vốn góp của các thành viên trên đăng ký kinh doanh. Thay đổi thông tin người đại diện pháp luật có thể là thay đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có liên quan.
  • Thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp: thay đổi vốn điều lệ có thể là tăng hoặc giảm vốn điều lệ. Hình thức góp vốn đối với trường hợp tăng vốn điều lệ ở đây có thể góp bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản, thương hiệu…
  • Thay đổi/bổ sung/ loại bỏ ngành nghề đăng ký kinh doanh

Tuy nhiên, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng được phép thay đổi thông tin. Các trường hợp đó bao gồm:

  • Đã được phòng đăng kí kinh doanh ra thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc đã bị ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
  • Theo yêu cầu của Tòa án, cơ quan thi hành án, cơ quan công an có thẩm quyền.
  • Đang trong quá trình giải thể của Doanh nghiệp

Điều kiện thay đổi đăng ký kinh doanh công ty

Để có thể hoàn tất thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật v thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây:

Thứ nhất, doanh nghiệp phải tiến hành thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp theo trình tự đúng quy định của pháp luật.
Thứ hai, khi thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh với sở kế hoạch và đầu tư doanh nghiệp cần phải có hồ sơ xin thay đổi đăng ký kinh doanh công ty hợp lệ và doanh nghiệp cần phải đóng lệ phí thay đổi, lệ phí công bố theo quy định.
Tùy từng trường hợp sẽ cần những điều kiện riêng. Vì tính bắt buộc phải thông báo về những nội dung được thay đổi trong đăng ký kinh doanh, nên các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện thủ tục thông báo nội dung thay đổi đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh như thế nào?

Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ được thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ

Soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp năm 2020 và thông tư 01 hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp.

Đối với công ty TNHH 1 thành viên, hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh thông thường gồm:

  • Thông báo nội dung đăng ký thay đổi theo mẫu
  • Quyết định của chủ sở hữu công ty
  • Bản sao CMND trong những trường thay đổi đdpl, thay đổi chủ sở hữu, chuyển đổi loại hình.

Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh thông thường gồm có:

  • Thông báo nội dung đăng ký thay đổi theo mẫu;
  • Quyết định của chủ tịch hội đồng thành viên;
  • Biên bản họp hội đồng thành viên;
  • Bản sao CMND trong những trường hợp thay đổi đại diện pháp luật; thay đổi thành viên; chuyển đổi loại hình; tăng vốn điều lệ có kết nạp thành viên mới.

Đối với công ty cổ phần, hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh thông thường gồm:

  • Thông báo nội dung đăng ký thay đổi theo mẫu;
  • Quyết định của chủ tịch hội đồng quản trị
  • Biên bản họp hội đồng quản trị
  • Bản sao CMND trong những trường hợp thay đổi đại diện pháp luật thay đổi cổ đông; chuyển đổi loại hình; tăng vốn điều lệ có kết nạp cổ đông mới.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ được doanh nghiệp hoặc tổ chức được doanh nghiệp ủy quyền nộp. Hình thức nộp hồ sơ là nộp trực tuyến qua cổng thông tin điện tử quốc gia về doanh nghiệp trước; sau đó mới tiến hành nộp hồ sơ bản cứng tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính.

Bước 3: Nhận giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh

Trong quá trình thẩm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ được chấp nhận hợp, phòng đăng ký kinh doanh sẽ ghi nhận nội dung thay đổi theo yêu cầu của doanh nghiệp trên giấy phép kinh doanh mới.

Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ; Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản lý do từ chối để doanh nghiệp sửa đổi; bổ sung.

Bước 4: Thông báo thông tin trên Cổng thông tin quốc gia

Sau khi hoàn thành việc thay đổi đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp cần công bố nội dung thay đổi trên công thông tin quốc gia theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

Bước 5: Thực hiện các công việc khác sau khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh

Phụ thuộc vào từng nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các công việc sau khi thay đổi như đổi tên công ty sẽ liên quan đến đổi dấu công ty.

Với những chia sẻ trên đây Luật Bravolaw hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc! Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn thành lập công ty miễn phí của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!.

Rate this post
Bạn đang xem Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh như thế nào? hoặc Thu tuc thay doi dang ky kinh doanh nhu the nao? trong Dịch vụ Thay Đổi Đăng Ký Kinh Doanh Công ty

Gửi bình luận

Copyright © 2013-2024 · Dịch vụ doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh công ty · All Rights Reserved · RSS · SiteMap